Shopee lừa đảo không? Lý do người dùng tố Shopee lừa đảo

Gần đây nhất, trong một báo cáo của SimilarWeb – một công ty nghiên cứu thị trường của Israel đã thống kê số lượt truy cập của các sàn thương mại điện tử của thị trường Đông Nam Á 2018. Theo đó, có tới 10 đơn vị cung cấp nền tảng mua sắm trực tuyến góp mặt trong danh sách này bao gồm những cái tên như: Lazada, Tiki, Shopee, Bukalapak, Blibli, Tokopedia, Thegioididong, Sendo, JD, Qoo10.
thống kê mức tăng trưởng các sàn thương mại điện tử tại đông nam á
Một điểm đánh chú ý là có tới 5 cái tên là các công ty tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, đó không phải điểm đáng chú ý duy nhất, mà phần ấn tượng nằm ở chỗ, có tới 2 đơn vị trực thuộc sàn thương mại điện tử tại Việt Nam nằm trong top 3 công ty có số lượt truy cập lớn nhất Đông Nam Á.
Không ai khác, 2 cái tên vô cùng dễ đoán đó chính là ShopeeLazada với xấp xỉ 390 triệu lượt truy cập và bằng hơn 3 lần cộng lại của 6 cái tên phía sau bảng xếp hạng.
Những bí mật nào đã khiến những cái tên sừng sỏ này thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á? Chắc hẳn đó là phần hấp dẫn sẽ đón chờ quý độc giả trong bài viết ngày hôm nay.
Vì số lượng có hạn nên chúng tôi sẽ chỉ tập trung về những nghiên cứu của Shopee, còn với Lazada thì một bài viết khác với muôn vàn thông tin mới lạ – “có một không hai” sẽ gửi tới quý vị sau.
Cùng nhau lướt qua nội dung bài viết này:
  1. Giới thiêu qua mô hình kinh doanh của Shopee
  2. Vì sao Shopee bị người dùng tố là lừa đảo
  3. Một số chiêu trò của Shopee bạn cần biết
  4. Một số kinh nghiệm khi mua hàng trên Shopee

Giới thiệu qua mô hình kinh doanh của Shopee

Giới thiệu về Shopee

shopee logo
Ra mắt trong năm 2015, Shopee khơi dậy làn sóng thương mại điện tử đầu tiên tại thị trường Singapore. Với định hướng là sàn thương mại điện tử vận hành trên các thiết bị di động như Smartphone, Tablet,… và hoạt động như một môi trường mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Và vào cùng năm 2015, Shopee vinh dự khi nhận được giải thưởng “Startup of year” tại Singapore được phát hành bởi tạp chí uy tín “Vulcan Award”.

Vào giữa năm 2017, điểm nhấn niềm tin của Shopee Việt Nam đã khơi dậy bằng cho ra đời các thương hiệu “xịn” mang tên Shopee Mall. Đây là cổng bán hàng với các sản phẩm được phân phối chính hãng và cao cấp.

Mô hình kinh doanh của Shopee

Xuất phát điểm tại thị trường Việt Nam là định hướng bán hàng C2C (Customer to Customer MarketPlace) – Cổng trung gian kết nối giữa các cá nhân với nhau.
Tuy nhiên, sau nhiều năm định hướng và tái cơ cấu thì hiện nay mô hình của Shopee còn có sự lai ghép của mô hình B2C (Business to customer MarketPlace) – Mô hình truyền thống, bán hàng từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Shopee lấy hàng từ đâu?

Như đã bàn về mô hình kinh doanh của Shopee thì nguồn hàng của Shopee được lấy chủ yếu từ 2 nguồn chính: Từ Cá nhân (C2C) và từ Doanh nghiệp (B2C).
Đối với nguồn hàng từ Cá nhân (C2C): Các cá nhân khi tham gia vào môi trường thương mại điện tử sẽ tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình và sở hữu một hệ thống vận hành logistics riêng (mảng hậu cần). Shopee sẽ cung cấp nền tảng bán hàng mà cụ thể chính là các lượt truy cập vào Shopee App và tận dụng nguồn hàng mang lại từ các cá nhân để thu hút khách hàng tới.
Đối với nguồn hàng từ Doanh nghiệp (B2C): Về bản chất phân phối trên Shopee thì không có nhiều sự khác biệt đối với B2C. Nguồn hàng của Shopee có được từ doanh nghiệp sẽ là các mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và đem lên Shopee để kinh doanh.

Đánh giá một số chính sách giao hàng, thanh toán, hủy đơn, đổi trả trên Shopee

  1. Cách mua hàng trên Shopee không mất phí vận chuyển

Đầu tiên và đáng quan tâm nhất chính là các chính sách miễn phí vận chuyển của Shopee. Mới nhất theo cập nhật của Shopee thì ngày 1/3, mọi chính sách vận chuyển đã được thay đổi. Cụ thể như sau:
Các sản phẩm được bày bán trên Shopee Mall (Trung tâm hàng hiệu) sẽ được hưởng chính sách miễn phí vận chuyển với đơn hàng chỉ từ 150.000đ.
Nếu bạn tò mò Shopee Mall là gì? Hãy tham khảo bài viết Cách mua hàng trên Shopee nhé!
Bên cạnh đó, các mặt hàng trong khu vực khác sẽ áp dụng hình thức miễn phí vận chuyển trên toàn quốc với chi phí từ 250.000đ trở lên. Đối với vận chuyển nội tỉnh sẽ được miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 150.000đ.
Một lưu ý: Hình thức miễn phí vận chuyển chỉ áp dụng cho số tiền vận chuyển nhỏ hơn 40.000đ, trong trường hợp lớn hơn 40.000đ thì sẽ lấy số tiền ship trừ cho 40.000 để ra số tiền bạn phải thanh toán thêm.
  • Bên cạnh đó, bạn cần lưu tâm tới việc mua hàng trong cùng 1 shop tránh việc trả tiền từ 2 nguồn vận chuyển khác nhau trên 2 đơn vị.
ĐẶC BIỆT CẦN QUAN TÂM: Bên cạnh những điều kiện cần bên trên thì điều kiện đủ là bạn phải sở hữu những mã “miễn phí vận chuyển” được lấy từ shopee để nhận ưu đãi freeship.
Nếu bạn tò mò về cách mua hàng trên Shopee free ship, thì đây đều là những chia sẻ hết sức quý báu đúng không nào?
So với người anh em Lazada thì chính sách giao hàng của Shopee đang vô cùng có lợi cho người tiêu dùng và được cộng đồng mua sắm vô cùng ưa chuộng.
  1. Chính sách thanh toán trên Shopee

Khi tham gia mua sắm trên Shopee, bạn sẽ được lựa chọn các hình thức thanh toán như:
4 phương pháp thanh toán trên shopee
Thẻ ATM nội địa (Internet Banking): Đây là hình thức thanh toán trên mạng internet của các ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ của một ngân hàng bất kì, bạn sẽ được cung cấp thông tin để truy cập vào hệ thống trên internet nhằm thanh toán, chuyển tiền, truy vấn thông tin, đăng ký vay trực tuyến,…
Thẻ Tín dụng/ Ghi nợ (Credit Card/ Debit Card): Đây là những loại thẻ được phát hành bởi Ngân hàng quốc tế và có thể mở tại Ngân hàng nội địa có liên kết với Tổ chức Tài Chính Quốc tế.
  • Đối với thẻ Credit: Phụ thuộc vào hạn mức chi tiêu theo các khoản thông tin như thu nhập, tài sản. Ngân hàng sẽ cho bạn “vay tạm” để thực hiện các giao dịch và thanh toán sau khoảng 45 ngày. Tuy nhiên, nếu sau số ngày giới hạn, bạn sẽ phải trả lãi suất theo quy định của ngân hàng.
  • Đối với thẻ Debit: Ngược lại với Credit, thẻ tín dụng Debit sẽ cho phép bạn thanh toán với giới hạn chi tiêu có trong tài khoản.
Trả góp bằng thẻ Tín dụng (Credit): Bên cạnh việc thanh toán trực tiếp bằng thẻ Credit được ghi vào số nợ trong thẻ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng để trả góp khi mua sắm trên shopee bằng thẻ này.
Lưu ý: Phương thức thanh toán trả góp trên thẻ Credit chỉ áp dụng cho đơn hàng có trị giá lớn hơn 3.000.000đ và chỉ 1 sản phẩm duy nhất. Mức giá này sẽ được tính sau khi áp dụng các chương trình ưu đãi đến từ shopee như Shopee Xu, Mã giảm giá, Ưu đãi từ thẻ tín dụng và không bao gồm phí vận chuyển.
Thanh toán khi nhận hàng (COD – Cash on delivery): Giao hàng thu tiền trực tiếp. Có lẽ, đây là hình thức ưa chuộng nhất của khách hàng. Khi mua sắm, cứ “Hàng trao, gạo mới múc”.
Có thể thấy, các hình thức thanh toán của Shopee vô cùng đa dạng và mở ra hàng loạt hình thức tiện lợi cho người tiêu dùng.
  1. Chính sách hủy đơn

Chính sách hủy đơn hàng của Shopee là một điều đặc biệt cần lưu tâm khi mua sắm tại đây. Bạn sẽ chỉ có từ 30 phút tới 1 giờ đồng hồ để tiến hành hủy đơn ngay khi đặt hàng, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi nhấn đặt hàng nhé.
Trong trường hợp, đơn hàng đã vượt quá thời gian cho phép thì bắt buộc bạn phải liên hệ với shop thông qua cổng tư vấn trực tiếp để yêu cầu shop hủy đơn.
Với người mua là vậy, tuy nhiên đối với shop thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Khi đó, Shopee sẽ có những chính sách riêng và áp dụng hình phạt đối với shop có mức độ uy tín thấp. Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước hủy đơn nhé.
  1. Chính sách trả hàng và hoàn tiền

Theo chính sách trả hàng của Shopee, người mua sắm sẽ chỉ được yêu cầu trả hàng khi gặp phải một số vấn đề như:
điều kiện trả hàng của Shopee
  • Bạn đã thanh toán 100% giá trị sản phẩm nhưng không nhận được sản phẩm.
  • Sản phẩm có vấn đề hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Người bán giao sai những gì thông tin được ghi (VD: Mẫu mã, kích thước, màu sắc,…)
  • Sản phẩm nhận được khác biệt hoàn toàn so với những gì người bán cung cấp trong phần mô tả sản phẩm.
  • Người bán và người mua đã có thỏa thuận đồng ý trả hàng vì một số lý do đặc biệt (Cần có Shopee xác nhận thông tin này từ người bán)
Như vậy, có thể thấy các chính sách của Shopee đang vô cùng chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trên nền tảng này. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mua sắm nhé.
Tuy nhiên, sau khi trả hàng thì bạn cần đợi thông tin từ Người mua thông báo lại cho phía Shopee hàng đã trả lại để nhận lại tiền.
Một lưu ý: Trong trường hợp, Người bán không phản hồi lại thông tin đã trả lại hàng hay chưa thì phía Shopee sẽ tự động hoàn tiền sau một thời gian quy định.

Vì sao Shopee bị người dùng bị tố là lừa đảo

  1. Những chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Shopee

Đầu tiên, khi mua sắm trên nền tảng này, bạn cần nắm rõ các quyền lợi của người tiêu dùng để khi gặp vấn đề trong quá trình mua sắm thì có thể liên hệ hỗ trợ từ Shopee.
Trong một số trường hợp, người tiêu dùng không nắm rõ quyền lợi dẫn tới những vấn đề phát sinh như: Giao hàng lâu hơn thời gian dự kiến, mua phải hàng nhái hoặc hàng dởm,… không biết cách xử lý.
Hệ quả, dẫn tới đánh giá Shopee lừa đảo thì không khách quan. Hãy trở thành một tiêu dùng thông thái – hiểu quyền lợi – nhận quyền lợi.
  1. Các Shop bán hàng Fake trên Shopee

Có lẽ, đây là một trong những trường hợp thường gặp nhất khi mua sắm trên shopee. Nắm được tâm lý ham rẻ hoặc thích đồ hiệu giá rẻ nên một số shop đã tận dụng để lừa đảo khách hàng mua hàng. Kết quả nhận được đồ không như ý muốn hoặc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Trong trường hợp này, hãy cân nhắc kỹ lưỡng quyết định cũng như tham khảo các phản hồi từ người mua hàng trước để phòng tránh mua phải hàng dởm.
Nếu vô tình mua phải thì bạn hãy liên hệ với Shopee để có chính sách hỗ trợ hoàn tiền và ngay lập tức phản hồi lên shop để mọi người cùng tránh nhé.
bán hàng giả, kém chất lượng trên Shopee

Một số chiêu trò của Shopee bạn cần biết

  1. Chiều trò lỗi giá – trò chơi của shop

Thật bất ngờ, một ngày đẹp trời bạn thấy sản phẩm Iphone Xs Max hằng mơ ước có mức giá ngang ngửa chiếc bánh mì ngoài đầu ngõ. Bạn nhanh tay mua và không lâu sau nhận được thông tin shop đã cố tình hủy đơn.
Chúc mừng, bạn đã rơi vào một chiêu trò vô cùng mới lạ của các cửa hàng trên Shopee. Trong trường hợp này, các cửa hàng sẽ sớm bị trừng phạt, bạn sẽ không mất gì ngoài thời gian và sự “mừng hụt” khi chờ đợi nó tới tay.
  1. Treo đầu dê, bán thịt chó

Vẫn sử dụng tâm lý như đã bàn bên trên, đó chính là tâm lý giá rẻ. Tuy nhiên, các shop sử dụng phương pháp này lại thông minh hơn khi bán rẻ hơn thị trường khoảng 20-50% giá trị khiến khách hàng dễ mắc lừa. Kết quả, bạn nhận được “thịt chó” không mong muốn hoặc là đồ cũ, đồ kém chất lượng, không như mô tả.
Vậy nên, khi nhận sản phẩm giá rẻ hoặc có dấu hiệu quả nghi thì hãy ngay lập tức yêu cầu kiểm tra hàng trước khi nhận hàng kẻo rước bực vào thân nhé.
hình ảnh không như sự thật trên Shopee
  1. Shop hát, cả nhà shop khen hay

Đây là hình thức lừa đảo dựa vào lòng tin của khách hàng. Các shop này sẽ tự đưa ra các phản hồi sản phẩm hoặc đánh giá 5* để tự biến mình thành shop uy tín trên Shopee, kết quả khi khách hàng nhìn vào những thông tin này sẽ không khách quan và có khả năng nhận được sản phẩm không đúng mong đợi.
Bạn hãy chú ý trong cách phản hồi, mọi thứ vốn dĩ không hoàn hảo, vậy nên nếu gặp một shop nào có 100% tỷ lệ đánh giá 5* ư, hãy cẩn thận đấy. Tin quá đôi khi lại hóa rồ vì nhận được hàng dởm.

Một số kinh nghiệm khi mua hàng trên Shopee

Mình đã có một bài chỉ ra các kinh nghiệm khi mua hàng trên Shopee vô cùng chi tiết. Từ bài viết này bạn sẽ có cái nhìn và kinh nghiệm trước khi quyết đinh mua hàng.
Tôi đã để dành những dòng tâm sự kinh nghiệm “xương máu” từ bài viết Cách mua hàng trên Shopee . Hãy click vào để trở thành những nhà thông thái – đứng trên đầu những kẻ lừa bịp trong khi mua sắm trên Shopee nhé.

Lời kết

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi với 4 năm kinh nghiệm mua sắm trên nền tảng này và hơn 2 năm kinh doanh. Tôi đã là nạn nhân của muôn vàn trò lừa bịp và những nỗi buồn đó được đúc kết bằng những câu từ gửi gắm bạn đọc trong bài viết này.
Hy vọng, những câu văn quý báu này đã mang tới cho bạn nguồn tri thức mới mẻ và đầy hữu ích để sống sót khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng.
PS: Đừng quên nhận mã giảm giá Shopee trước khi mua hàng để tiết kiệm nhất nhé!

Bài viết Shopee lừa đảo không? Lý do người dùng tố Shopee lừa đảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày AffiZon.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng đài Shopee | Hotline Shopee | Cách liên hệ với bộ phận CSKH Shopee

Cách mua hàng trên Sendo

Hướng dẫn cách hủy đơn hàng Shopee đầy đủ nhất (Cập nhật 2019)